65/18 Kênh Tân Hóa, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM 0907 567 888 info@kiemdinh6.vn
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
  • Trang chủ
  • An toàn vận hành thiết bị nâng (Nhóm 3 - 44/2016/NĐ-CP)

An toàn vận hành thiết bị nâng (Nhóm 3 - 44/2016/NĐ-CP)

  • 05/07/2017

Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định hoạt động huấn luyện an toàn cho những người lao động (bao gồm cấp quản lý) làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, và khóa học an toàn vận hành thiết bị nâng của Kiểm định 6 chính là lựa chọn để các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ này của mình.

1. Đối tượng của khóa học:

1.1 Đối tượng học viên tham gia khóa học

Những người có tham gia vào công việc như chế tạo, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động thiết bị nâng. Bao gồm:

- Công nhân, kỹ sư hay người lao động nói chung.

- Cấp cán bộ quản lý, giám sát an toàn.

1.2 Đối tượng thiết bị mà các học viên của khóa học sử dụng

Các thiết bị nâng được nhắc đến cụ thể như sau:

- Cần trục các loại: Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế.

- Cầu trục: Cầu trục lăn, cầu trục treo

- Cổng trục: Cổng trục, nửa cổng trục

- Trục cáp chở hàng; Trục cáp chở người; Trục cáp trong các máy thi công, trục tải giếng nghiêng, trục tải giếng đứng.

- Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng từ 1.000kg trở lên.

2. Nội dung huấn luyện: Theo chương trình khung Nghị định 44/2016/NĐ-CP về huấn luyện An toàn cho nhóm 3.

2.1 Hệ thống chính sách pháp luật về ATVSLĐ

2.1.1 Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

2.1.2 Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

2.1.3 Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2.2 Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ

2.2.1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

2.2.2 Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

2.2.3 Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

2.2.5 Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

2.3 Kiến thức chuyên ngành về công việc có yêu cầu nghiêm ngặt

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

2.3.1 Cấu tạo của thiết bị nâng

- Khái niệm cơ bản

- Cấu tạo chi tiết các bộ phận: cơ cấu nâng hạ, cơ cấu an toàn, cơ cấu di chuyển, phanh,…

- Cấu tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá an toàn các chi tiết trong thiết bị nâng như cáp thép, móc, xích, phanh, tang,….

2.3.2 Các sự cố và nguyên nhân của sự cố nguy hiểm liên quan đến thiết bị nâng

2.3.3 Các quy định về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, giám sát hoạt động thiết bị nâng

2.3.4 Các nguyên tắc đảm bảo ATVSLĐ, huấn luyện sử dụng thiết bị nâng đặc thù ngay tại doanh nghiệp

2.3.5 Thực hành vận hành an toàn và các phương tiện đảm bảo ATVSLĐ, ứng phó tình huống khẩn cấp, sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động

2.4 Kiểm tra kết thúc khóa học

3. Lợi ích đạt được sau khóa học

Học viên có thể hiểu rõ về thiết bị nâng mà mình sử dụng, cũng như các sự cố có thể xảy ra và cách xử lý đối với thiết bị nâng.

Học viên sau khi kiểm tra đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định của Nghị định 44/2016 NĐ-CP.

Đăng ký dịch vụ
zalo-img.png