65/18 Kênh Tân Hóa, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM 0907 567 888 info@kiemdinh6.vn
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Kiểm định cầu trục

Không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp và xây dựng hiện nay, cầu trục cổng trục là những thiết bị thay đổi cục diện hoạt động của nhiều lĩnh vực. Chính vì thế mà hoạt động kiểm định cầu trục cổng trục cần phải được ưu tiên nhằm đảm bảo cho hiệu quả sử dụng thiết bị này luôn tốt nhất.

I. KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC

Cầu trục là một thiết bị nâng hạ quan trọng, với các thao tác nâng hạ và di chuyển hàng hóa trong nhiều nhà máy, xí nghiệp hay công trình xây dựng. Cầu trục giúp cho chúng ta tiết kiệm được nhiều công sức nhân công trong thao tác bốc vác, đặc biệt với sức nâng cực lớn đến 500 tấn cầu trục cũng giúp quá trình thi công hay sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cầu trục với những cách phân loại khác nhau, tùy vào từng cách phân loại mà ta sẽ có những loại cầu trục khác nhau:

- Phân loại theo công dụng: Cầu trục có công dụng chung - Cầu trục chuyên dùng

- Phân loại theo cách dẫn động các cơ cấu: Cầu trục dẫn động bằng tay - Cầu trục dẫn động bằng điện

- Phân loại theo kiểu dáng kết cấu dầm: Cầu trục dầm đơn - Cầu trục dầm kép - Cầu trục dầm hộp - Cầu trục dầm giàn.

- Phân loại theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển của cầu trục: Cầu trục tựa - Cầu trục treo

- Phân loại theo cách bố trí cơ cấu di chuyển cầu trục: Cầu trục dẫn động riêng - Cầu trục dẫn động chung.

- Phân loại theo phạm vi phục vụ: Cầu trục cho cầu cảng - Cầu trục phòng nổ - Cầu trục thủy điện - Cầu trục luyện kim- Cầu trục gầu ngoạm - Cầu trục mâm từ.

Tuy nhiên dù là loại cầu trục nào thì đặc tính của nó cũng khá giống nhau, đều đòi hỏi một chất lượng tốt nhất và sự an toàn cao nhất. Do đó kèm theo việc sử dụng đó chính là công tác kiểm định cầu trục cần được tiến hành một cách thường xuyên và đúng quy định của pháp luật để hạn chế những rủi ro cũng như tai nạn lao động có thể xảy ra do cầu trục.

Biên bản kiểm định an toàn cầu trục

- Lập biên bản kiểm định với đầy đủ nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo quy trình này.

- Thông qua biên bản kiểm định:

Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:

+ Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền;

+ Người được cử tham gia và chứng kiến kiểm định;

+ Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.

Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành hai (02) bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.

- Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị nâng kiểu cầu (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).

Kiểm định cầu trục cổng trục

II. KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC

Cổng trục là một loại máy xây dựng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, nó hỗ trợ cho các hoạt động này diễn ra một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên ta cần kiểm định cổng trục trong quá trình sử dụng để có thể đảm bảo an toàn cho người lao động trong công việc của mình.

Cổng trục là thiết bị xây dựng phổ biến và quan trọng, cấu tạo của nó bao gồm các chân cổng với bánh xe di chuyển trên ray đặt ở dưới đất. Có nhiều loại cổng trục cơ bản với những cách phân loại khác nhau, dưới đây là 3 loại cổng trục cơ bản được phân loại theo công dụng:

- Cổng trục có công dụng chung

- Cổng trục chuyên dùng lắp ráp trong xây dựng

- Cổng trục chuyên dụng

Tại sao nên kiểm định cổng trục?

Kiểm định cổng trục là một hoạt động quan trọng để giúp cho chúng ta có thể đảm bảo chất lượng của thiết bị khi sử dụng để thi công, kịp thời phát hiện và sửa chữa khi xảy ra hư hỏng trước khi có tai nạn lao động xảy ra do những lỗi kỹ thuật từ cổng trục.

Đặc biệt, cổng trục là thiết bị hoạt động trên cao và chịu tải trọng lớn, do đó cần có một chất lượng tốt nhất để không xảy ra các vấn đề về tai nạn hay rủi ro trong công tác của con người. Cổng trục thuộc danh sách những thiết bị kiểm định an toàn nghiêm ngặt quy định bởi nhà nước, do đó song song với việc sử dụng thì ta cũng cần có kế hoạch kiểm định cổng trục thường xuyên và đúng cách.

III. QUY ĐỊNH KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC - CỔNG TRỤC

Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các thiết bị nâng kiểu cầu (bao gồm: cầu trục, cổng trục, bán cổng trục và pa lăng điện) thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

- Thiết bị phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.

- Hồ sơ, tài liệu của thiết bị phải đầy đủ.

- Các yếu tố môi trường, thời tiết đủ điều kiện không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.

- Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để vận hành thiết bị.

IV. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC - KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC

- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị

- Kiểm tra bên ngoài

- Kiểm tra kỹ thuật­ Thử không tải

- Các chế độ thử tải­ Phương pháp thử

- Xử lý kết quả kiểm định.

V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH CẦU TRỤC - KIỂM ĐỊNH CỔNG TRỤC

- Thời hạn kiểm định định kỳ là 03 năm. Đối với thiết bị nâng kiểu cầu có thời hạn sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.

- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu của cơ sở.

- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.

- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia thì thực hiện theo quy định của Quy chuẩn đó.

Đăng ký dịch vụ
zalo-img.png