Vai trò của người làm công tác y tế cho doanh nghiệp
Bên cạnh những lý do như không tuân thủ đúng quy trình an toàn hay không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ thì tình trạng sức khỏe của người lao động cùng môi trường làm việc không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động.
Chính vì vậy, bộ phận làm công tác y tế trong mỗi doanh nghiệp, nhà xưởng là rất cần thiết. Cùng với việc chăm lo sức khỏe cho công nhân viên thông qua việc biết các nghiệp vụ về sơ cấp cứu, thuốc thiết yếu hay cấp cứu tai nạn lao động; tổ chức khám chữa bệnh thông thường tại cơ sở, họ còn chịu trách nhiệm lập và quản lý thông tin về công tác vệ sinh, lao động nơi làm việc. Cùng với đó là kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân công.
Bên cạnh những kỹ năng chuyên môn tiếp xúc trực tiếp với người lao động, người làm công tác y tế cho doanh nghiệp cần phải có kiến thức, đánh giá được yếu tố, môi trường có hại tại nơi làm việc và tham mưu, đưa ra các biện pháp phòng chống thích hợp. Bộ phận thuộc nhóm 5 này cần có chuyên môn và chứng chỉ về y tế lao động bởi những vai trò của họ liên quan mật thiết tới sức khỏe, tính mạng của người lao động, hết sức quan trọng.
Vì sao các doanh nghiệp cần xây dựng bộ phận y tế cho riêng mình?
Với vai trò, quan hệ mật thiết tới sức khỏe của người lao động như đã đề cập ở trên thì bộ phận y tế của mỗi doanh nghiệp là điều nên và cần phải có.
Bản thân chủ doanh nghiệp khi xây dựng được bộ phận làm công tác y tế, bên cạnh việc thể hiện được sự quan tâm tới an toàn lao động của anh chị em công nhân viên thì còn có thể giảm thiểu một phần chi phí do các loại bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động gây ra.
Ngoài ra, chỉ đơn giản với việc công nhân nghỉ ốm, nghỉ bệnh mỗi ngày thì công việc đã bị gián đoạn, trì trệ đi một ít. Thêm nữa, xây dựng bộ phận y tế cũng là một trong những quy định của pháp luật hiện hành hướng tới quyền lợi của người lao động.
Nâng cao chuyên môn cho người làm công tác y tế
Vì trách nhiệm và vai trò quan trọng của mình như vậy trong doanh nghiệp, người làm công tác y tế, bản thân đã phải có trình độ chuyên môn về y tế như bác sĩ, bác sĩ dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sĩ, điều dưỡng trung học và hộ sinh viên hay phải có những chứng chỉ hành nghề nhất định, họ luôn phải có tinh thần và nghĩa vụ học hỏi, trang bị thêm kiến thức, nâng cao chuyên môn của mình bởi đời sống thay đổi hàng ngày.
Bên cạnh đó, chủ các doanh nghiệp nên tổ chức các khóa huấn luyện an toàn cho người làm công tác y tế của cơ sở mình bởi không những giúp họ cập nhật thêm các kiến thức, quy định hiện hành, làm đúng yêu cầu, quy định của các cơ quan quản lý nhà nước mà đây còn là hoạt động mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Tùy theo quy mô, cấu trúc của doanh nghiệp và đặc biệt là số lượng người lao động mà doanh nghiệp cần có số lượng người cho đội ngũ y tế của mình cho phù hợp.
An toàn trong môi trường, điều kiện làm việc cho đến sức khỏe người lao động là một trong những nền tảng giúp họ làm việc được tốt hơn, từ đó nâng cao nhận thức, phòng tránh các nguyên nhân, hành vi mất an toàn trong lao động khác. Quy trình sản xuất, làm việc được liên tục, không bị mất các chi phí phụ khác như thăm nom sức khỏe,… tăng năng suất lao động thì chất lượng sản phẩm cũng gia tăng.