Về vấn đề mất an toàn trong lao động
Theo thống kê, chỉ có hơn 25% trong tổng số các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động là do khách quan, cụ thể là do thiết bị, môi trường làm việc không tốt và phần nhỏ còn lại là các nguyên nhân không nhìn thấy và lường trước được. Còn gần 75% còn lại đến từ chính hành vi không an toàn của người lao động, cụ thể có thể là do sơ suất, tuy nhiên phần nhiều là do không tuân thủ những quy định, quy tắc trong an toàn lao động, không sử dụng các trang thiết bị bảo hộ,…
Những sự cố phổ biến mà nhân công có thể mắc phải trong quá trình làm việc có thể do trực tiếp bị kẹp, cuốn hay bị cọ sát, cắt vào cơ thể; mặt khác có thể là do bị vật thể sụp lở, bị té ngã, rơi xuống,… và một phần nữa là do tiếp xúc với các vật, hóa chất gây hại, dễ cháy nổ,… mà không có biện pháp chuẩn bị, phòng ngừa.
Tại sao cần huấn luyện an toàn cho người làm công tác quản lý?
Những người làm công tác quản lý – những “đầu tàu” doanh nghiệp – là nhóm đối tượng số 1 và hết sức quan trọng, là những người đứng đầu và cấp phó các chi nhánh cũng như phụ trách hành chính, nhân sự, quản đốc phân xưởng,… Họ là những người trực tiếp nghiên cứu, đưa ra các kế hoạch, chính sách tác động trực tiếp tới môi trường, điều kiện làm việc của nhân công hay nói cách khác chính là sự an toàn trong lao động của doanh nghiệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp, sức khỏe của công nhân, của người lao động chính là “nguồn vốn” lớn bởi nhân lực có dồi dào thì hiệu quả, năng suất làm việc mới cao, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng công việc và doanh thu của chính doanh nghiệp. Nên ghi nhớ: Khi một tai nạn lao động xảy ra, cổ phiếu bị sụt giảm 1 đồng thì doanh nghiệp đó có thể thiệt hại hàng triệu USD.
Chính vì vậy, những người làm công tác quản lý trong nhà máy, cơ sở cần chú trọng vào đầu tư hệ thống an toàn lao động để giảm thiểu được tối đa những rủi ro trong quá trình làm việc. Khi họ đã có được những kiến thức cần thiết và hiểu rõ được tầm quan trọng của an toàn lao động, những người làm công tác quản lý sẽ phổ biến, thực hiện các chính sách phù hợp với doanh nghiệp cũng như nâng cao kiến thức cho nhân công của mình.
Lợi ích cùng những việc làm để nâng cao an toàn lao động
An toàn lao động là giải pháp phòng, chống các tác động nguy hiểm nhằm đảm bảo không xảy ra trường hợp thương tật, tử vong đối với con người. An toàn lao động mang lại lợi ích rất lớn, không chỉ với bản thân người lao động mà còn cả dưới góc độ doanh nghiệp.
Với người lao động, trang bị các kiến thức cần thiết cùng việc tuân thủ các nguyên tắc phòng hộ sẽ giúp họ chủ động trong việc đề phòng, nhận thức được các nhân tố tiềm ẩn và gây nguy hại, hiểu và nắm rõ, đánh giá được các loại nguy hại tiềm tàng ở nơi làm việc.
Với doanh nghiệp, khi thiết lập được cho mình những quy chế về phòng ngừa tai nạn cùng việc cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cho người lao động sẽ giúp họ giảm thiểu được chi phí cho các sự cố rủi ro, tăng năng suất lao động và có thể tránh được các rủi ro cả về mặt pháp luật.
Cụ thể, người sử dụng lao động cần tổ chức khám sức khỏe ít nhất một năm một lần cho người lao động để đảm bảo thể trạng của họ phù hợp với điều kiện làm việc của doanh nghiệp, đầu tư, nghiên cứu, đưa ra các quy định, nội quy phù hợp với tính chất công việc, nâng cao kiến thức cho nhân công bằng các khóa huấn luyện thích hợp với từng lĩnh vực,…