65/18 Kênh Tân Hóa, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM 0907 567 888 info@kiemdinh6.vn
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

DOANH NGHIỆP CÓ BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO NẾU KHÔNG TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG?

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động luôn không có báo trước. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra chúng ta cần phải thường xuyên tập huấn.

DOANH NGHIỆP CÓ BỊ XỬ PHẠT THẾ NÀO NẾU KHÔNG TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG?

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động luôn không có báo trước. Vì vậy để ngăn ngừa tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp xảy ra chúng ta cần phải thường xuyên tập huấn, huấn luyện an toàn lao động. Nhưng liệu đơn vị sử dụng người lao động có bị xử phạt nếu không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động không?

Như chúng ta đã biết, an toàn lao động, vệ sinh lao động là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động và để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến ngành nghề mà mình đang làm việc. Do đó các khóa huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động không chỉ là một việc quan trọng mà còn là bắt buộc, được quy định tại Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. 

1. Mục đích của an toàn vệ sinh lao động:

  • Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.

  • Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

  • Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động

2. Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động giúp nâng cao nhận thức - nhận biết yếu tố nguy hiểm và đưa ra các biện pháp giúp người lao động hạn chế tối đa các tai nạn lao động cũng như mắc phải các bệnh nghề nghiệp. Đây là 2 khái niệm riêng biệt nhưng vì cùng liên quan đến cá nhân người lao động do vậy khi tập huấn thì luôn phải đi xong hành nhau không tách rời.

3. Đối tượng cần huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

  • Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

  • Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

  • Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

  • Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

  • Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

  • Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

4. Thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

  • Nhóm 1 và nhóm 4: Thời gian đào tạo tối thiểu là 16 giờ.

  • Nhóm 2: Thời gian đào tạo tối thiểu là 48 giờ, chia thành nhiều ngày theo giờ hành chính.

  • Nhóm 3: Tối thiểu là 24 giờ.

  • Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra

  • Nhóm 6: Thời gian đào tạo huấn luyện tối thiểu là 4 giờ.

Đối với những trường hợp tham gia huấn luyện an toàn lao động lần đầu, phải thực hiện đúng và đủ thời gian huấn luyện theo quy định, và cụ thể là như trên đã nêu.

* Thời gian huấn luyện an toàn lao động định kỳ

  • Đối với các nhóm 1, 2, 3, 5, 6 thì định kỳ 2 năm/1 lần

  • Riêng huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 4 là 1 năm/1 lần.

* Trong chương trình đào tạo định kỳ, cần lưu ý thời gian đào tạo:

  • Thực hiện huấn luyện đủ thời gian quy định với những nội dung mới.

  • Thực hiện 50% thời gian huấn luyện đối với những nội dung cũ và đã được đào tạo trước đó.

5. Mức xử phạt vi phạm không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện hoặc sử dụng người lao động không được cấp thẻ an toàn theo quy định của pháp luật làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trước khi bố trí làm công việc này theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người trở lên.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư thời gian và nguồn lực để đảm bảo cho nhân viên được đào tạo an toàn lao động đầy đủ và hiệu quả. Hiện tại, đơn vị Kiểm định 6 đang triển khai đào tạo an toàn trên cả nước, nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay hotline để được tư vấn nhanh nhất nhé!

 

Đăng ký dịch vụ
zalo-img.png