NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN ĐÁP ỨNG ĐỂ TRỞ THÀNH KIỂM ĐỊNH VIÊN
Kiểm định viên đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Đặc biệt là trong môi trường kinh doanh và sản xuất hiện đại, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ là những yếu tố đảm bảo và dựng nên uy tín của Công ty.
Để có thể trở thành một kiểm định viên, cần trải qua một quá trình học tập, rèn luyện để đạt được các điều kiện tiêu chí cụ thể và cấp chứng chỉ hành nghề kiểm định tại từng lĩnh vực chuyên môn.
Khoản 2 Điều 3 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì “Kiểm định viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và được cấp thẻ kiểm định viên theo quy định tại Điều 18 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp".
Điều 7 Thông tư 09/2017/TT- BCT quy định Kiểm định viên phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động.
Theo đó, một kiểm định viên cần đạt nhiều tiêu chí để được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định pháp luật.
Kiểm tra sản phẩm: Sử dụng công cụ đo lường, kiểm tra hình thước và chất lượng vật liệu.
Thử nghiệm sản phẩm: Thực hiện nhiều thử nghiệm, kiểm tra để đảm bảo sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, có nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc loại sản phẩm.
Ghi chú và báo cáo: Các ghi chú, báo cáo sau mỗi lần kiểm định sẽ có thể góp phần cải thiện quy trình sản xuất, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng.
Giải quyết vấn đề: Khi phát hiện sản phẩm không đạt chất lượng, kiểm định viên sẽ phải tìm ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp.
Tuân thủ quy định và tiêu chuẩn: Cần nắm vững các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, quy định để đảm bảo quy trình và sản phẩm tuân thủ các yêu cầu này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, các điều kiện để trở thành một kiểm định viên kỹ thuật như sau:
• Có trình độ đại học trở lên, thuộc chuyên ngành kỹ thuật;
• Có tối thiểu 02 năm làm kỹ thuật kiểm định hoặc làm công việc thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì về đối tượng kiểm định;
• Tham gia và đã hoàn thành khóa huấn luyện và sát hạch về nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động hoặc có thời gian thực hiện kiểm định trên 10 năm.
Trường hợp đối với kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp thì cần đáp ứng các tiêu chí theo Điều 13 Nghị định 49/2018/NĐ-CP như sau:
• Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc
• Có bằng tốt nghiệp đại học
• Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo
• Hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc do đơn vị được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức.
• Đối với nhóm A: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 02 năm.
• Đối với nhóm B và C: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm B, C tối thiểu là 02 năm.
• Đối với nhóm D: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm D tối thiểu là 02 năm.
• Đối với nhóm E: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm E tối thiểu là 02 năm.
• Đối với nhóm G: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm G tối thiểu là 02 năm.
• Đối với nhóm H: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sửa chữa, vận hành, bảo trì thiết bị nhóm H tối thiểu là 02 năm.
• Đối với nhóm I: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định, thiết kế, chế tạo thiết bị nhóm I tối thiểu là 02 năm.
Tại Điều 3 Thông tư 30/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động như sau:
+ Khách quan, thận trọng, nghiêm túc, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao;
+ Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học để phát triển nghề nghiệp;
+ Các quy định khác của pháp luật liên quan đến lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
Chính vì vậy, các bạn đang quan tâm và muốn trở thành một kiểm định viên, đơn vị Kiểm định 6 đang triển khai đào tạo an toàn trên cả nước, nếu quý khách có nhu cầu hãy liên hệ ngay hotline để được tư vấn nhanh nhất nhé!