65/18 Kênh Tân Hóa, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM 0907 567 888 info@kiemdinh6.vn
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG AN TOÀN LAO ĐỘNG

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như ảnh hướng tới hoạt động của doanh nghiệp. Để kiểm soát được các mối nguy trên thì việc đánh giá rủi ro trong an toàn lao động

Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thể gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như ảnh hướng tới hoạt động của doanh nghiệp. Để kiểm soát được các mối nguy trên thì việc đánh giá rủi ro trong an toàn lao động là một điều cần thiết. Và đây cũng là việc làm tuân thủ theo quy định của Pháp luật. 

Đánh Giá Rủi Ro Trong An Toàn Lao Động Là Gì?

Đánh giá rủi ro an toàn trong lao động được hiểu là việc kiểm tra cẩn thận những vấn đề tìm ẩn có thể gây hại tới người lao động.  Quá trình đó giúp người sử dụng lao động ước lượng mức độ của rủi ro có từ các mối nguy, có xem xét các biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận được hay không. Đây cũng là một quá trình diễn ra liên tục và cần được thực hiện thường xuyên tại nơi làm việc.

 Những Doanh Nghiệp Nào Cần Phải Đánh Giá Rủi Ro?

Những doanh nghiệp bắt buộc phải thực việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi hoạt động ở các ngành, nghề sau:

- Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.

- Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.

- Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.

- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.

- Thi công công trình xây dựng.

- Đóng và sửa chữa tàu biển.

- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

- Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.

- Tái chế phế liệu.

- Vệ sinh môi trường.

Các Bước Đánh Giá Rủi Ro Trong An Toàn Lao Động

 

Bước 1: Xác định mối nguy hiểm, rủi ro

Đầu tiên, cần xác định rõ các mối nguy hại có thể gây nguy hiểm cho nhà thầu/người lao động khi đến công trình bằng cách khảo sát ý kiến và suy nghĩ của nhân viên về các mối nguy hại tại nơi làm việc và đồng thời khảo sát nơi làm việc như kiểm tra xung quanh nơi làm việc và tìm kiếm những mối nguy có thể gây hại đến người lao động, kiểm tra thiết bị, máy móc.  Ngoài ra, xem xét hồ sơ tai nạn lao động và các hồ sơ y tế của công ty, qua đó xác định những mối nguy tiềm ẩn.…

 

Có nhiều phương pháp để xác định rủi ro như:

- Checklist

- Benmarking

- Phân tích các kịch bản rủi ro

- Đánh giá tính tổn thương

- Brainstorming

- Control Self Assessment (CSA)

 

Bước 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng, và ảnh hưởng như thế nào

Bước tiếp theo cần xác định rõ các đối tượng có thể bị ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng ra sao. Khảo sát người lao động xem đối tượng nào có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công việc của họ hay không.

 

Bước 3: Đánh giá rủi ro - Xác định và quyết định về các biện pháp kiểm soát rủi ro an toàn sức khỏe

Triển khai đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro về an toàn vệ sinh lao động. Thông thường, mức độ nghiêm trọng của rủi ro được đánh giá dựa trên hai tiêu chí: khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng.

 Khi phát hiện được những mối nguy hiểm, người đánh giá cần đưa ra tất cả biện pháp khả thi cho những mối nguy đó nhằm đảm bảo được sự an toàn cho người lao động trước nguy hại đó. Kết quả tính toán đó sẽ được sắp xếp từ cao xuống thấp.

Bước 4: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát rủi ro và khung thời gian

Trường hợp người đánh giá quyết định thêm các biện pháp kiểm soát bổ sung thì người đó phải đảm bảo các biện pháp đó được thực hiện. Cần phân công rõ ràng về trách nhiệm, khung thời gian và ngày thực hiện cụ thể cho từng cá nhân.

Thêm vào đó bạn có thể sắp xếp tổ chức huấn luyện cho người lao động về những rủi ro chính còn tồn tại và biện pháp có thể kiểm soát chúng. Đồng thời, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng những biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì.

Bước 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi ro, và cập nhật cần thiết.

Ghi lại và trình bày các phát hiện. Sắp xếp để giám sát hiệu quả các biện pháp kiểm soát rủi ro. Doanh nghiệp cần cập nhật việc đánh giá rủi ro, liên tục rà soát định kỳ về các thay đổi có thể dẫn đến các mối nguy hiểm mới để tiến hành áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro hiệu quả.

 

Kết Luận

Thực hiện tốt công tác đánh giá rủi ro an toàn lao động tại nơi làm việc sẽ góp phần kiểm soát được các mối nguy hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến người lao động và đảm bảo an toàn cho khu vực làm việc đó. Từ đó, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc

Đăng ký dịch vụ
zalo-img.png