65/18 Kênh Tân Hóa, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM 0907 567 888 info@kiemdinh6.vn
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN

Quan trắc môi trường bụi

Môi trường lao động luôn tiềm ẩn các mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe và tai nạn thương tích. Đây là lý do các doanh nghiệp sử dụng người lao động cần quan trắc môi trường lao động thường xuyên. Một trong số những nghiệp vụ không thể bỏ qua là quan trắc môi trường bụi.

Nhóm yếu tố bụi trong môi trường lao động

Bụi là những chất rắn nhỏ, thường lắng xuống theo trọng lượng của chúng, nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí trong một thời gian. Nguy hiểm nhất là các hạt vi bụi có kích thước từ 0,5 – 5 micrômét; khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 – 80% lượng bụi đi vào phổi và làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. Có 3 loại bụi phổ biến trong môi trường sống cũng như môi trường lao động gồm:

- Bụi toàn phần (TSP) là loại bụi có đường kính bé hơn 100 micromet.

- Bụi hô hấp là loại bụi có đường kính bé hơn 5 micromet.

- Bụi mịn (PM 2.5) là loại bụi có đường kính bé hơn 2.5 micromet. Bụi này có thể đi sâu vào phế nang trong phổi gây viêm nhiễm trùng đường hô hấp của người hít phải và làm tăng nguy cơ tử vong ở những người đã mắc bệnh ung thư phổi và bệnh tim.

Quan trắc môi trường bụi

Tầm quan trọng của việc quan trắc môi trường bụi

Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường y tế trong khoảng thời gian 5 năm từ 2011 – 2016, số mẫu quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở sản xuất trên cả nước không đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 10% trên tổng số 2.452.919 mẫu thực hiện. Đặc biệt, trong tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng như hiện nay, bụi và bụi mịn đã trở thành “kẻ thù” của mọi người dân; đặc biệt là người lao động.

Bộ Luật lao động 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 cũng quy định về việc người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm các điều kiện môi trường làm việc và an toàn lao động; đồng thời kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động (điều 138).

Việc quan trắc môi trường có tầm quan trọng đặc biệt vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Người lao động được đảm bảo sức khỏe và an toàn mới có thể cống hiến cho doanh nghiệp và cho xã hội.

Quan trắc bui trong môi trường lao động như thế nào?

Nếu doanh nghiệp quan tâm đến quan trăc bụi trong môi trường lao động nhưng không biết thực hiện việc này như thế nào, thì dưới đây sẽ là những gợi ý:

- Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch quan trắc bụi nói riêng và quan trắc môi trường lao động nói chung căn cứ vào những yếu tố như:

+ Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cầm quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.

+ Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.

+ Các yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.

Quan trắc môi trường bụi

Không thẻ phủ nhận tầm quan trọng của việc quan trắc bụi cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe người lao động. Doanh nghiệp cần thực hiện việc này càng sớm càng tốt và thực hiện đúng định kỳ để đảm bảo môi trường lao động tốt nhất. Không phải đơn vị nào cũng đủ điều kiện để tiến hành các hoạt động quan trắc. Và để kết quả quan trắc môi trường chính xác nhất, doanh nghiệp nên tìm đến những đơn vị uy tín.

Nếu muốn được tư vấn chi tiết về quan trắc môi trường bụi cũng như môi trường lao động, doanh nghiệp hãy liên hệ với kiemdinh6 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký dịch vụ
zalo-img.png