65/18 Kênh Tân Hóa, phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM 0907 567 888 info@kiemdinh6.vn
ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN
  • Trang chủ
  • An toàn làm việc trong lĩnh vực gas-LPG

An toàn làm việc trong lĩnh vực gas-LPG

Việc huấn luyện kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực gas – LPG là điều cực kì quan trọng và được quy định bởi pháp luật. Các cơ sở kinh doanh khí và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác có liên quan cần phải tuân thủ và thực hiện một cách tốt nhất.

Đối tượng huấn luyện kỹ thuật an toàn làm việc trong lĩnh vực gas - LPG

Nhóm 1, bao gồm:

a) Người đứng đầu cơ sở kinh doanh khí hoặc cơ sở tiến hành hoạt động kinh doanh khí, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở.

b) Người đứng đầu các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng và tương đương.

c) Cấp phó người đứng đầu theo quy định tại điểm a và b Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn cơ sở kinh doanh khí.

Nhóm 2, bao gồm:

a) Người chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn của cơ sở;

b) Người trực tiếp giám sát về an toàn tại nơi làm việc.

Nhóm 3, bao gồm người lao động trực tiếp liên quan đến vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, bảo quản, giao nhận, vận chuyển trong lĩnh vực khí của cơ sở.

Trường hợp người lao động thuộc đối tượng huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm thì thực hiện huấn luyện theo quy định của pháp luật về huấn luyện kỹ thuật an toàn vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm.

Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn làm việc trong lĩnh vực gas - LPG

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2018/TT-BCT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Đối với nhóm 1, nhóm 2

1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ liên quan đến cửa hàng LPG và hoạt động cửa hàng LPG.

2. Khái niệm về LPG. Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng LPG. Nguyên tắc an toàn cơ bản.

3. Giới thiệu các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng.

4. Quy định về an toàn cửa hàng LPG

- Yêu cầu chung

- Yêu cầu đối an toàn về thiết kế và xây dựng

- Yêu cầu về thiết bị điện;

- Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy

- Yêu cầu an toàn đối với việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai LPG tại cửa hàng

- Yêu cầu an toàn đối với việc vận chuyển chai LPG

- Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, bàn giao chai chứa LPG cho người sử dụng.

- Các phụ kiện chai chứa LPG; bếp gas và phụ kiện bếp gas.

- Kiểm tra chai chứa LPG khi nhập chai cho cửa hàng;

Đối với nhóm 3 (nhân viên cửa hàng LPG)

1. Giới thiệu các quy định của pháp luật về an toàn liên quan đến nhân viên cửa hàng LPG.

2. Khái niệm về LPG. Các yếu tố nguy hiểm trong sử dụng LPG. Nguyên tắc an toàn cơ bản.

3. Quy định về an toàn đối với nhân viên cửa hàng LPG

- Yêu cầu an toàn đối với việc xếp dỡ, tồn chứa và bày bán chai LPG tại cửa hàng

- Yêu cầu an toàn đối với việc vận chuyển chai LPG

- Yêu cầu an toàn trong lắp đặt, bàn giao chai chứa LPG cho người sử dụng.

- Các phụ kiện chai chứa LPG; bếp gas và phụ kiện bếp gas.

- Kiểm tra chai chứa LPG khi nhập chai cho cửa hàng.

Hồ sơ huấn luyện kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực gas - LPG

a) Nội dung huấn luyện; (tức là tài liệu huấn luyện)

b) Danh sách người tham gia huấn luyện với các thông tin và chữ ký xác nhận tham gia huấn luyện .

c) Thông tin về người huấn luyện bao gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, trình độ học vấn, chuyên ngành được đào tạo, kinh nghiệm công tác kèm theo các tài liệu chứng minh;

d) Nội dung và kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực khí;

đ) Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực khí.

Đăng ký dịch vụ
zalo-img.png