Chỉ những cá nhân đã học qua khóa luyện an toàn vận hành hệ thống lạnh mới đủ điều kiện vận hành hệ thống, người lao động cần phải tham gia huấn luyện hiện trước khi sử dụng và vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn này.
Nội dung huấn luyện an toàn vận hành hệ thống lạnh
Theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP thì công tác huấn luyện an toàn vận hành hệ thống lạnh cho người lao động phải đáp ứng được các nội dung sau:
- Hệ thống pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Người sử dụng lao động
- Các yếu tố nguy hiểm khi vận hành hệ thống lạnh (An toàn điện, bình chịu áp lực, mối chất lạnh). Cách nhận diện và biện pháp phòng tránh.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống lạnh; môi chất lạnh; các ký hiệu, thông tin an toàn.
- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động các thiết bị áp lực và thiết bị đo lường, an toàn tự động trong hệ thống lạnh.
- Quy trình vận hành và xử lý sự cố khi vận hành hệ thống lạnh
- Quy trình ứng cứu khẩn cấp khi xảy ra sự cố
- Thiết bị bảo vệ cá nhân. Tính năng, cách sử dụng và bảo quản
- Phương pháp sơ cứu y tế, cấp cứu người bị nạn.
- Quy trình kiểm định an toàn hệ thống lạnh
- Xây dựng văn hóa an toàn vệ sinh lao động
Hình thức và thời gian huấn luyện an toàn vận hành hệ thống lạnh
Huấn luyện an toàn vận hành hệ thống lạnh được thực hiện khi:
- Huấn luyện lần đầu: dành cho người vận hành mới được tuyển dụng, thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Huấn luyện định kỳ: Được thực hiện định kỳ hai (02) năm một lần cho người vận hành. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.
- Tần suất huấn luyện lại: Được thực hiện khi có sự thay đổi quy trình làm lạnh, thay đổi môi chất lạnh. Khi thay đổi công nghệ sản xuất. Khi người lao động đã nghỉ làm việc từ sáu tháng trở lên. Thời gian huấn luyện bằng một nửa (1/2) thời gian huấn luyện lần đầu.