1. Đối tượng tham gia huấn luyện?
Khóa huấn luyện dành cho cả người lao động và cả lực lượng sơ cứu, cấp cứu của các doanh nghiệp và tổ chức.
2. Nội dung khóa huấn luyện thực hành sơ cấp cứu
2.1. Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ
2.2. Huấn luyện Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó)
2.3. Thực hành Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời)
2.4. Thực hành Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương)
2.5. Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)
2.6. Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)
2.7. Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu
2.8. Các hình thức cấp cứu:
- Cấp cứu điện giật
- Cấp cứu đuối nước
- Cấp cứu tai nạn do hóa chất
2.9. Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu
2.10. Thực hành chung cho các nội dung
3. Kết thúc khóa học
- Lập sổ theo dõi theo phụ lục 7 thông tư 19/2016/TT-BYT
Thực hành sơ cấp cứu cần được huấn luyện lại hằng năm để có thể mang đến hiệu quả tốt hơn cho vấn đề này, cũng như cung cấp thêm những kiến thức mới để người lao động sử dụng tốt những khi cần thiết.