Việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động giúp người lao động và người sử dụng lao động nhận biết được các nguy cơ tiềm ẩn của tai nạn cũng như biện pháp phòng tránh các sự cố tai nạn nghề nghiệp.
Có thể nói, việc trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động chủ động phòng ngừa tai nạn lao động, hiểu rõ các tình huống nguy hiểm tiềm tàng ở nơi làm việc có thể dẫn đến tai nạn lao động bất cứ lúc nào để có sự chuẩn bị từ trước thông qua việc dự báo rủi ro để có biện pháp phòng ngừa tai nạn trong quy trình sản xuất, vận hành thiết bị.
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không chỉ đảm bảo cho người lao động làm việc tốt, làm đúng yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước mà đây là hoạt động mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp, bởi việc sản xuất an toàn giúp quy trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động liên tục, giảm thiểu chi phí cho các sự cố về con người lẫn máy móc và cuối cùng là giúp tăng năng suất lao động và chất lượng của sản phẩm đầu cuối.
I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TAI NẠN LAO ĐỘNG
Theo thống kê, tỷ lệ tai nạn lao động do những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như sau:
NGUYÊN NHÂN |
TỶ LỆ TAI NẠN |
|
Khách quan |
Không nhìn thấy, không lường trước được |
3% |
Thiết bị, môi trường làm việc không tốt |
24% |
|
Chủ quan |
Hành vi không an toàn |
73% |
Như vậy, chúng ta có thể thấy phần lớn tai nạn lao động xuất phát từ những hành vi bất cẩn, chủ quan của con người gây ra (chiếm tới 73%), làm thiệt hại cho doanh nghiệp lẫn chính người lao động bị tai nạn.
Tai nạn có thể phòng ngừa nếu chúng ta ý thức đúng đắn về những hành vi không an toàn của chúng ta. Dưới đây là một số hành vi không an toàn của người lao động thường gặp:
1. Sơ suất không chú ý
2. Không tuân thủ những điều cấm
3. Không theo đúng các quy trình an toàn
4. Không đeo dùng các trang thiết bảo hộ
5. Tình trạng sức khỏe không tốt
II. CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG
KIỂM ĐỊNH 6 tổng hợp một số sự cố thường gặp trong môi trường lao động cần được huấn luyện để đảm bảo an toàn cho người lao động và giảm thiểu rủi ro, ổn định sản xuất của doanh nghiệp.
Các loại số sự cố phổ biến người lao động thường mắc phải trong quá trình lao động sản xuất:
1. Bị kẹp, bị cuốn
2. Bị cắt, bị cứa, bị đâm vào, bị cọ sát
3. Bị té ngã, bị rơi xuống, bị lăn xuống, động tác không đúng
4. Bị đè, bị đụng, bị va đập
5. Bị nổ
6. Bị vật bay rơi xuống, bị giẫm đạp
7. Bị vật thể bị sụp lở, sụp đổ
8. Tiếp xúc với các vật có hại
9. Tiếp xúc với các hóa chất
10. Tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao hoặc thấp
11. Chất khí bốc hơi
12. Thính lực, thị lực tổn thươn
….
Có thể nói, việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là đểphòng tránh những tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động, nâng cao hiệu quả công việc, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động giúp chúng ta:
1. Đề phòng những nhân tố nguy hại trước khi sự việc xảy ra.
2. Hiểu các loại nguy hại tiềm tàng ở nơi làm việc.
3. Đánh giá mức độ nguy hại ở nơi làm việc.
4. Quản chế sự phát sinh phát triển của nguy hại.
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định rõ tại văn bản Thông tư 27/2013/TT-BLĐTBXH rằng người sử dụng lao động chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động. Người lao động được huấn luyện bao gồm người lao động trong cơ sở, doanh nghiệp do người sử dụng lao động quản lý và người lao động hành nghề tự do được cơ sở, doanh nghiệp thuê mướn, sử dụng. Sau khi được huấn luyện ATVSLĐ và kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu thì người lao động (bao gồm cả người lao động hành nghề tự do) phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động của cơ sở, doanh nghiệp.