Lò sấy là một thiết bị sử dụng nhiệt để làm khô trong công nghiệp, cơ chế hoạt động cơ bản chính là sử dụng những năng lượng khác, cụ thể là nhiệt độ để tạo nên những luồng gió sử dụng để làm khô.
Và cũng như những loại lò nhiệt khác, lò sấy được liệt kê vào danh sách cần kiểm định an toàn của pháp luật. Kiểm định lò sấy đúng cách sẽ giúp cho chúng ta kịp thời nhận ra những dấu hiệu không bình thường của thiết bị, để có hướng khắc phục kịp thời trước khi xảy ra những tai nạn lao động nguy hiểm cho con người.
Quy định về kiểm định lò sấy
Theo Thông tư 05/2014/TT – BLĐTBXH ngày 06/03/2014 thì nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt là những thiết bị cần thực hiện việc kiểm định an toàn lao động. Đây những thiết bị áp lực rất dễ xẩy ra cháy nổ do đó thực hiện việc kiểm định chính là ngăn ngừa và phát hiện kịp thời nhằm ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xẩy ra. Hàng năm ở Việt Nam xẩy ra rất nhiều vụ nổ lò nhiệt gây chết người.
Các loại nồi hơi, lò hơi, lò nhiệt; đường dẫn nước nóng; nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 1150C được quy định theo danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành..
Quy trình kiểm định lò sấy
– Kiểm tra hồ sơ
– Kiểm tra bên ngoài , bên trong
– Kiểm tra khả năng chịu áp
– Kiểm tra vận hành
Thời hạn kiểm định lò sấy
- Thời hạn kiểm kỹ thuật an toàn định định kỳ là 02 năm. Đối với nồi hơi, nồi đun nước nóng đã sử dụng trên12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
- Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở.
- Khi rút ngắn thời hạn kiểm định, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định và có sự thống nhất của cơ sở sử dụng.
- Khi thời hạn kiểm định được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của quy chuẩn đó.
- Những trường hợp phải kiểm định bất thường: Theo quy định tại 11.2.5 TCVN 7704:2007.
Phí kiểm định lò sấy